Cách tính chu vi tam giác và ví dụ minh họa
CÔNG THỨC TÍNH CHU VI TAM GIÁC ĐƠN GIẢN NHẤT – GẠT BỎ NỖI SỢ HÌNH HỌC
Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đa số các bạn học sinh đều mang trong mình nỗi sợ môn toán, đặc biệt là toán hình. Bởi lẽ, môn toán hình có rất nhiều công thức, những hình học khó hiểu, không giống với đại số chỉ cần cẩn thận trong các phép tính thì sẽ ra kết quả đúng, đối với toán hình nếu như sai công thức sẽ dẫn đến cả bài toán bị sai và không ra kết quả chính xác.
Hiểu được tâm lý và nỗi lo lắng ấy, website Mcongnghe.com sẽ hướng dẫn đến các bạn cách tính chu vi tam giác thường, tam giác đều, tam giác cân…Qua đó có thể nắm vững các công thức để giải các bài tập trong chương trình học một cách nhanh chóng, cũng như ứng dụng vào công việc hoặc trong cuộc sống hàng ngày một cách hiệu quả.
Đầu tiên là tính chu vi tam giác:
Tính chu vi tam giác sẽ giúp chúng ta giải được các bài toán từ căn bản đến nâng cao ở mọi cấp học, không những thứ việc thuộc lòng công thức tính chu vi tam giác là rất quan trọng vì nó áp dụng vào thực tế trong cuộc sống hàng ngày đối với nhiều ngành nghề rất hay sử dụng.
Tam giác được định nghĩa là hình khối được tạo ra từ 3 điểm không thẳng hàng với và ba cạnh là các đoạn thẳng nối các điểm đó với nhau.
Khái niệm, công thức tính chu vi tam giác (tam giác thường, tam giác cân, tam giác vuông, tam giác đều)
Trong phạm vi bài viết này, Mcongnghe.com sẽ giới thiệu cho bạn cách tính chu vi của từng dạng tam giác khác nhau và có những ví dụ cụ thể để giúp các bạn tổng hợp thông tin và áp dụng để giải bài tập trên lớp, tính toán chu vi của từng loại tam giác gặp trong thực tế sau này.
Cách tính chu vi tam giác
- Cách tính chu vi tam giác thường
Tam giác thường là tam giác cơ bản có 3 cạnh với độ dài khác nhau.
Công thức tính chu vi hình tam giác thường: Chu vi tam giác bằng độ dài tổng ba cạnh của tam giác đó
P = a + b + c
Trong đó: P là chu vi tam giác, a, b, c là 3 cạnh của hình tam giác đó
Ví dụ 1: Tính chu vi tam giác lớp 2
Ví dụ: Cho tam giác DEF có cạnh DE = 6cm, cạnh EF = 7cm, cạnh DF = 8cm. Tính chu vi tam giác DEF?
Bài làm
Chu vi tam giác DEF là 6 + 7 + 8 = 21cm
Ví dụ 2: Tính chu vi tam giác khi biết 3 cạnh
+) Để tính chu vi của tam giác, ta chỉ việc tính tổng của 3 cạnh của tam giác đó.
Ví dụ: Cho hình tam giác ABC có độ dài 2 cạnh bên lần lượt là 5 cm và 6 cm. Biết cạnh còn lại của tam giác có độ dài gấp 2 lần tổng hai cạnh bên. Hãy tính chu vi tam giác đó?
Bài làm
Ta áp dụng công thức tính chu vi tam giác cho tam giác ABC như sau:
Theo bài ra ta có : AB = 5 ; BC = 6 ; CA = 2 (AB + BC)
Suy ra cạnh còn lại của tam giác là CA = 2 (5+6) = 22 cm
Vậy chu vi tam giác là P = AB + BC +CA = 5 + 6 + 22 = 33 cm
- Cách tính chu vi tam giác vuông
Khái niệm: Tam giác vuông là tam giác có một góc là góc vuông
– Công thức tính chu vi tam giác vuông: P= a + b + c
Trong đó:
+ a và b : Hai cạnh của tam giác vuông
+ c là cạnh huyền của tam giác vuông
Ví dụ 3: Tính chu vi tam giác lớp 3
Ví dụ: Cho tam giác vuông ABC có ba cạnh là AB,BC và CA. Cạnh AB = CA = 5cm, cạnh BC = 4cm. Tính chu vi tam giác ABC?
Bài làm
Ta có chu vi tam giác ABC là tổng 3 cạnh AB,BC và AC.
Chu vi tam giác ABC bằng 5 + 5 + 4 = 14cm.
Ví dụ 4: Tính chu vi hình tam giác có độ dài ba cạnh lần lượt là 27cm; 3dm và 24cm.
Bài làm
Đổi 3dm = 30cm
Chu vi hình tam giác là:
27 + 30 + 24 = 81 (cm)
Đáp số: 81cm
- Cách tính chu vi tam giác cân
Khái niệm: Tam giác cân là tam giác có 2 cạnh bên bằng nhau.
– Công thức tính chu vi tam giác cân: P = 2a + c
Trong đó: a là hai cạnh bên của tam giác cân, c là đáy của tam giác.
Công thức tính chu vi tam giác này cũng được áp dụng để tính chu vi của tam giác vuông cân (tam giác có 1 góc vuông và 2 cạnh bên bằng nhau)
Ví dụ 4: Tính chu vi tam giác cân ABC khi biết chiều dài cạnh bên là 6 cm, chiều dài cạnh đáy là 9cm
Lời giải:
Vì tam giác ABC là tam giác cân nên ta có: AC = AB = 6cm
Áp dụng công thức tính chu vi hình tam giác, ta có
– Chu vi tam giác ABC là: P = (2 x 6) + 9 = 21 cm
- Cách tính chu vi tam giác đều
Khái niệm: Tam giác đều là tam giác có 3 cạnh bằng nhau
– Công thức tính chu vi tam giác đều: P = 3 x a
Trong đó: P là chu vi tam giác đều, a là chiều dài cạnh của tam giác.
Ví dụ 5: Cho tam giác AHK có cạnh AH= 4cm, cạnh HK= 4cm, cạnh AK=4cm. Tính chu vi tam giác AHK?
Bài làm:
Ta thấy tam giác AHK có 3 cạnh bằng nhau nên tam giác AHK là 1 tam giác đều. Từ đó rút ra được công thức tính chu vi tam giác AHK bằng: 3 x a trong đó a là cạnh của tam giác AHK
Chu vi tam giác AHK là: 3 x 4 = 12cm
Tính diện tích, chu vi hình tam giác là một trong những kiến thức cơ bản mà các em học sinh được học khi ngồi trên ghế nhà trường cần nắm rõ và hiểu được khái niệm, các loại hình tam giác và cách tính chu vi tam giác từng loại không chỉ các em dễ dàng giải các bài toán từ đơn giản đến phức tạp mà hỗ trợ rất tốt vào cuộc sống, công việc của các em sau này.
Ngoài việc xây dựng kế hoạch học tập sao cho khoa học, các bạn học sinh cũng như phụ huynh cần có những bí kíp để chinh phục các môn học một cách hiệu quả nhất.
Bên cạnh việc sinh hoạt giờ giấc nghiêm chỉnh, thì việc chọn thời điểm và không gian phù hợp: Học sinh cần có thời gian học hợp lý, được nghỉ ngơi đúng giờ, tránh tình trạng quá tải, gây mệt mỏi, tạo không gian học yên tĩnh, đủ ánh sáng giúp học sinh tập trung và học bài hiệu quả hơn.
Đặc biệt, nắm rõ bản chất của các công thức: Mỗi học sinh cần xây dựng công thức thông qua hình ảnh, sơ đồ sẽ giúp để hiểu được bản chất và nhớ lâu hơn. Nếu bạn nào còn lúng túng trong việc áp dụng công thức vào bài tập thì phải rèn luyện, thực hành nhiều lần sẽ giúp cải thiện khả năng học Toán và làm bài tốt hơn.
Cùng với hình tam giác, chu vi hình chữ nhật cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm khi học tập và làm việc. Nếu muốn tính chu vi, diện tích hình chữ nhật nhưng không nhớ công thức tính như thế nào thì bài viết giải đáp cách tính chu vi hình chữ nhật của Mcongnghe.com sẽ giúp bạn gợi nhớ và tìm được câu trả lời cho bài toán của mình. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp các bạn học sinh thêm yêu và chinh phục môn toán dễ dàng hơn.